Các loại hình thái kinh tế- xã hội Hình_thái_kinh_tế-xã_hội

Theo chủ nghĩa Mác-Lenin thì trong lịch sử loài người đã sẽ tuần tự xuất hiện 05 hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao:

  • Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy)
  • Hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ (giai cấp chủ nô mang sứ mệnh lịch sử chuyển từ HTKTXH cộng sản nguyên thuỷ lên HTKTXH chiếm hữu nô lệ) gồm chủ nô và nông nô
  • Hình thái kinh tế-xã hội phong kiến (giai cấp phong kiến) gồm địa chủ và nông dân
  • Hình thái kinh tế-xã hội chủ nghĩa tư bản (giai cấp tư sản) gồm tri thức, tiểu tư sản
  • Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa (giai cấp công nhân)

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời và có quá trình phát triển qua các giai đoạn, từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. Đó là:

  • "Giai đoạn thấp của xã hội cộng sản" hay "giai đoạn đầu của xã hội cộng sản". Sau gọi giai đoạn này là "chủ nghĩa xã hội" hay "xã hội xã hội chủ nghĩa".
  • "Giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản". Sau này gọi là "chủ nghĩa cộng sản" hay xã hội cộng sản chủ nghĩa.
  • Và "giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia... một thời kỳ quá độ chính trị..., chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản", và đó là "những cơn đau đẻ kéo dài".

V.I. Lênin cũng nêu lại gồm:

  • I. Những cơn đau đẻ kéo dài (tức là thời kỳ quá độ).
  • II. Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa.[8]
  • III. Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Ông cho rằng "giai đoạn thấp" là xã hội xã hội chủ nghĩa (hay chủ nghĩa xã hội); "giai đoạn cao" là xã hội cộng sản chủ nghĩa (hay chủ nghĩa cộng sản), đặc biệt là phát triển lý luận về "thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội".[9]